Khi các tĩnh mạch tay bị nổi phồng lên, có thể nhiều người cho là tình trạng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực ra, đó cũng là một vấn đề đáng lo ngại về mặt thẩm mỹ. Các đường gân lộ rõ, nổi lên trên mu bàn tay là tình trạng giãn tĩnh mạch tay, sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti và khó chịu nên mong muốn được nhanh chóng điều trị.

Tĩnh mạch tay bị phồng lên có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?

Huyết áp hoặc nhiệt độ cơ thể tăng:  Khi bạn tập thể dục hoặc làm việc bằng tay, lưu lượng máu ở khu vực này tăng lên. Các tĩnh mạch cũng sưng lên trong điều kiện ấm hơn, do cơ thể đưa máu lên bề mặt da để hạ nhiệt. 

Cục máu đông: Cục máu đông thường có ở tĩnh mạch chân nhưng bạn cũng có thể cảm nhận được chúng trong các tĩnh mạch sâu của cánh tay. Một nguồn huyết khối của tĩnh mạch dưới đòn, dẫn máu từ cánh tay trở về tim.

Tập cử tạ: Những người có xu hướng tập tạ nặng sẽ phát triển các cơ cứng và các tĩnh mạch ở cánh tay, bàn tay mở rộng sẽ làm nổi tĩnh mạch trên bề mặt da.

Sự lão hóa và tuổi tác: Khi chúng ta ngày một cao tuổi, chất béo trong cơ thể được phân phối lại và da trở nên mỏng hơn, làm cho các tĩnh mạch nổi rõ hơn.

Thiếu cân:  Nếu bạn gầy, các tĩnh mạch tay của bạn có thể trở nên rõ ràng hơn.

Di truyền: Các tĩnh mạch lớn nổi phồng lên ở tay có thể do di truyền từ người thân trong gia đình.

Viêm tĩnh mạch: Các tĩnh mạch nổi lớn có thể là do tĩnh mạch bị sưng hoặc viêm. 

Suy tĩnh mạch:  Mặc dù chúng thường xảy ra nhất ở chân, nhưng chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở cánh tay hoặc bàn tay.

Các tĩnh mạch giãn rộng, có thể phình ra do máu đọng lại trong tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi các van một chiều bên trong tĩnh mạch bị nghẽn lại hoặc suy giãn tĩnh mạch do tuổi tác. Thay vì giữ cho máu chảy ngược với trọng lực về phía tim, các van tĩnh mạch để máu rò rỉ trở lại bàn tay.

Ảnh minh họa trước và sau điều trị

Ảnh minh họa trước và sau điều trị

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay.

Laser tĩnh mạch tay:

Bác sĩ sẽ đưa một sợi dây dẫn có kích thước cực nhỏ vào tĩnh mạch bị giãn sau đó kích hoạt máy laser, năng lượng laser từ dây dẫn sẽ hủy những tĩnh mạch bất thường ngay từ bên trong.

Xơ hóa tĩnh mạch bị bệnh bằng thuốc đặc hiệu:

Bác sĩ sẽ tiêm một chất đặc hiệu có tác dụng làm xơ hóa các tĩnh mạch bị bệnh. Từ đó, lớp trong của các tĩnh mạch bị viêm sẽ dính lại với nhau và các dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch này sẽ bị loại bỏ.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị

Điều trị giãn tĩnh mạch tay ở đâu tại Tp.Hồ Chí Minh.

Nếu bạn hoặc người thân cần khám và tư vấn về việc điều trị giãn tĩnh mạch tay, giãn tĩnh mạch chân, hãy đến tại Phòng Khám Tĩnh Mạch Sài Gòn – Địa chỉ số 606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM. TS. Bác Sĩ Trần Thanh Vỹ sẽ trực tiếp thăm khám, siêu âm tĩnh mạch và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh. Chúng tôi sẽ giúp bạn xóa bỏ những tự ti vì đôi tay thiếu thẩm mỹ, trả lại nét xuân mịn màng cho đôi bàn tay của bạn.
Đặt lịch khám theo số điện thoại: 0987 95 45 45-0987 95 05 05

Đặt lịch khám trên website: https://phongkhamtinhmach.com (Góc phải màn hình)

Fanpage: https://www.facebook.com/Dieutrigiantinhmachtay