Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch giãn rộng. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay thường không rõ nguyên nhân và cũng có thể ẩn chứa một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, bệnh giãn tĩnh mạch tay được phát hiện khi có một vài triệu chứng lâm sàng.

Suy giãn tĩnh mạch tay là gì?

Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng giãn rộng và suy giảm tĩnh mạch. Người bị suy giãn tĩnh mạch tay thường nổi mạch to, gân xanh ngoằn ngoèo dưới bề mặt da tay và nổi nhiều nhất ở mu bàn tay xuống cổ tay. Thông thường suy giảm tĩnh mạch xảy ra ở chân nhưng cũng có không ít trường hợp xuất hiện giãn tĩnh mạch ở tay. Giãn tĩnh mạch khiến cho máu về tim suy giảm.

Giãn tĩnh mạch tay nguyên nhân do đâu

                Giãn tĩnh mạch tay

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch tay 

Bàn tay hoặc cánh tay dễ bị nổi các tĩnh mạch. Bạn thường thấy điều này ở những người tập thể hình hoặc vận động mạnh. Tay nổi gân cũng có thể do huyết áp tăng, mức độ căng thẳng cao, di truyền và tuổi tác.

Tuổi tác

  • Tuổi tác càng cao thì làn da của chúng ta ngày càng mỏng đi và kém đàn hồi ít có khả năng che giấu các tĩnh mạch bên dưới da.
  • Van yếu có thể khiến máu đọng lại trong tĩnh mạch. Lưu lượng máu căng thẳng làm tăng kích thước tĩnh mạch.

Nhiệt độ

  • Nhiệt có thể đóng một vai trò trong lý do tại sao các tĩnh mạch có thể nhìn thấy được. Khi nhiệt độ tăng lên, các tĩnh mạch sẽ giãn ra và mở rộng. Sự giãn nở này gây thêm căng thẳng cho thành tĩnh mạch và có thể gây đau đớn hoặc chuột rút. 
  • Khi máu đọng dưới da do thời tiết nóng, có thể nhận thấy các tĩnh mạch màu xanh.

Tập cử tạ

  • Những người có xu hướng tập tạ nặng sẽ phát triển các cơ cứng và các tĩnh mạch ở cánh tay, bàn tay mở rộng sẽ làm nổi tĩnh mạch trên bề mặt da. Tuy nhiên các tĩnh mạch nổi sẽ trở lại bình thường sau khi cơ thể được nghỉ ngơi.

Di truyền

  •  Các tĩnh mạch lớn nổi phồng lên ở tay có thể do di truyền từ người thân trong gia đình.

Suy tĩnh mạch

  • Thói quen ngủ hay đè lên tay hoặc thường mặc áo bó sát tay có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch khi máu không được lưu thông ở  tĩnh mạch tay.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc do thời kỳ tiền mãn kinh do sự thay đổi về nội tiết tố có thể khiến thành mạch kém bền vững hơn.
  • Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nơi lưu lượng máu bị gián đoạn hoặc nơi thành tĩnh mạch và van bị tổn thương, bao gồm cả bàn tay. Trong trường hợp này, bạn có thể đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe và nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp.

Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài

  • Các tĩnh mạch có thể sưng lên bề mặt da và đây được gọi là viêm tắc tĩnh mạch nông. Sự xuất hiện này là một mối lo ngại về sức khỏe, nhưng thường không nguy hiểm và chỉ gây đau đớn.
  • Thói quen ngủ hay đè lên tay hoặc thường mặc áo bó sát tay có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch khi máu không được lưu thông ở  tĩnh mạch tay.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc do thời kỳ tiền mãn kinh do sự thay đổi về nội tiết tố có thể khiến thành mạch kém bền vững hơn.
Vận động

                                                                                                     Vận động mạnh

Phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tránh đứng hoặc ngồi yên trong thời gian dài và cố gắng di chuyển xung quanh 30 phút một lần.

Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ, vitamin E và C. Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến quá nhiều dầu mỡ.

Tập thể dục thường xuyên và cường độ tập vừa phải điều này sẽ cải thiện tuần hoàn và giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay

Laser tĩnh mạch tay:

Bác sĩ sẽ đưa một sợi dây dẫn có kích thước cực nhỏ vào tĩnh mạch bị giãn sau đó kích hoạt máy laser, năng lượng laser từ dây dẫn sẽ hủy những tĩnh mạch bất thường ngay từ bên trong.

Xơ hóa tĩnh mạch bị bệnh bằng thuốc đặc hiệu:

Bác sĩ sẽ tiêm một chất đặc hiệu có tác dụng làm xơ hóa các tĩnh mạch bị bệnh. Từ đó, lớp trong của các tĩnh mạch bị viêm sẽ dính lại với nhau và các dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch này sẽ bị loại bỏ.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đâu?

Giãn tĩnh mạch tay thông thường sẽ gặp ở những người lớn tuổi nhưng không có nghĩa những người trẻ tuổi không mắc phải. Chúng ta không nên quá chủ quan về bệnh suy giãn tĩnh mạch tay vì có thể sẽ nó sẽ gây biến chứng và gây mất thẩm mỹ. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch tay hãy liên hệ đến Phòng Khám Tĩnh Mạch Sài Gòn hotline 0987 95 45 45 hoặc 0987 95 05 05 để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám.

Đặt lịch khám theo số điện thoại: 0912 69 01 01-0912 59  01 01

Đặt lịch khám trên website: https://phongkhamtinhmach.com/ (Góc phải màn hình)

Fanpage: https://www.facebook.com/Dieutrigiantinhmachtay