Với những người mắc bệnh ung thư, chắc hẳn xạ trị không phải là phương pháp mới, chắc chắn đã được nghe qua nhưng ta vẫn chưa hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây bác sĩ Trần Thanh Vỹ sẽ giải đáp những điều cần biết về xạ trị.

Xạ trị và những điều cần biết (3)

1. Xạ trị là gì?

  • Xạ trị là phương pháp quy ước trong điều trị ung thư, dùng nguồn phát ra tia bức xạ, tia bức xạ tác động lên tế bào bằng cách tách ion điện tử để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Xạ trị có thể kết hợp trước và sau khi phẫu thuật. Nó làm giảm giai đoạn ung thư, thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật, có thể kết hợp xạ trị và hóa trị để tăng hiệu quả của điều trị, bổ sung tiêu diệt các tế bào di căn.
  • Với những giai đoạn ung thư không thể chữa khỏi, xạ trị là phương pháp được dùng để làm giảm triệu chứng và kéo dài chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2. Có những phương pháp xạ trị nào?

Hiện tại, đang có 2 phương pháp chính là xạ trị ngoài và trong.

  • Xạ trị ngoài: dùng tia phóng xạ ở ngoài để chiếu vào khối u.
  • Xạ trị trong (xạ áp sát): áp sát trực tiếp vào khối u để điều trị cho bệnh nhân.

3. Xạ trị diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, bệnh nhân được hội chuẩn, chụp CT mô phỏng, đánh dấu vị trí u cần xạ. Lập kế hoạch mục tiêu cần xạ làm hạn chế tổn thương mô lành. Bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị trong vòng 24h sau khi hội chuẩn. Tùy vào loại, kích thước và vị trí khối u, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bệnh các bác sĩ sẽ chọn phương pháp xạ trị phù hợp, một đợt điều trị có thể là 1 lần hoặc nhiều lần.

4. Nên cách ly trong bao lâu sau xạ trị?

Phương pháp xạ trị vô cùng an toàn khi tiếp xúc với người khác, bạn sẽ không bị phóng xạ nên không cần phải cách ly.

5. Tác dụng phụ của xạ trị?

Trong quá trình xạ trị, tia bức xạ có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh gây các tác dụng phụ như:

  • Da khô, đỏ và ngứa
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn (ói)
  • Rụng tóc
  • Khó thở
  • Ho, đau rát họng
  • Tiêu chảy

Hầu hết các tác dụng phụ nhẹ sẽ biến mất tuy nhiên có các tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng đến suốt đời nếu xạ trị gần các khu vực gần cơ quan sinh sản như gây vô sinh và tuyệt đối không xạ trị khi đang mang thai.

6. Sau khi quá trình xạ trị

Sau xạ trị

Sau khi xạ trị bệnh nhân không nên hoạt động, làm việc nặng. Nên có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, những món ăn nhẹ, dễ nuốt để giảm cảm giác chán ăn. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và nhất định không nên nhịn ăn sáng. Bên cạnh đó, nên kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng để sức khỏe mau chóng hồi phục.

Điều trị Ung thư Phổi ở đâu tại Tp. Hồ Chí Minh?

Tại Phòng khám Chuyên Điều Trị Ung thư Phổi được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị Ung thư Phổi. Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thanh Vỹ là chuyên gia đầu ngành với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng các bác sĩ cộng sự có chuyên môn cao. Cam kết phục vụ từ tâm- tử tế và khắc phục tối đa tình trạng bệnh trong phạm vi có thể, đồng hành cùng bệnh nhân ung thư.

 

 

 

Liên hệ

Facebook: fb.com/phongkhamphoisaigon
Điện thoại: 0912 69 0101 – 0912 59 0101
Địa chỉ: 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM
bs trần thành vỹ

TS-BS TRẦN THANH VỸ