Tình trạng lõm ngực chiếm tỷ lệ khoảng 1/400 ca sinh và ước tính chừng 2,6% ở lứa tuổi từ 7 đến 14. Lõm ngực là dạng dị tật phổ biến nhất trong các bệnh dị tật lồng ngực, chiếm khoảng 90% dị tật bẩm sinh về lồng ngực, trong đó các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với các bé gái.

Cảm thấy có áp lực ở vùng ngực là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh. Trẻ bị lõm ngực thường được phát hiện ngay sau khi sinh. Các trường hợp nhẹ hơn sẽ có biểu hiện khi trẻ đến tuổi dậy thì. Một số các dấu hiệu của lõm ngực như xương sườn lõm, to bụng hay vai tròn sẽ rõ ràng hơn khi trẻ lớn lên.

benh-lom-nguc-co-nguy-hiem-khong_98125

Ngoài những lo ngại về mặt thẩm mỹ, lõm ngực còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em, khiến trẻ tự ti và có cảm giác muốn cách ly bản thân với xã hội. Nhiều trường hợp tuổi mới lớn có suy nghĩ cực đoan, dễ dẫn đến các hệ lụy khác.

Lõm ngực cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh lý trẻ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau bụng trước hoặc giảm khả năng chịu đựng của tim phổi. Các triệu chứng này sẽ biến mất sau phẫu thuật.
Việc xác định phẫu thuật lõm ngực rất quan trọng vì nhiều lý do, một trong những nguyên nhân có thể là do tim bệnh nhân ở vị trí bất thường hoặc một phần tim bị áp lực do sự biến dạng vùng ngực.

Tuy nhiên, không phải ai bị lõm ngực cũng cần phẫu thuật. Việc xác định người bệnh có cần phẫu thuật hay không dựa vào kết quả trực tiếp khám lâm sàng và ảnh chụp CT Scan. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu lõm ngực, gia đình cần đưa trẻ đi khám tại các Phòng khám chuyên khoa hoặc tại bệnh viện càng sớm càng tốt.