Với các bệnh nhân Ung thư Phổi, bên cạnh các biện pháp can thiệp y tế thì việc giữ một tâm lý tốt và các bài tập trị liệu bổ sung là vô cùng cần thiết, có hiệu quả tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Dưới đây là chia sẻ của Tiến sĩ- Bác sĩ Trần Thanh Vỹ về các bài tập giúp phục hồi chức năng cho phổi, hy vọng sẽ hữu ích đến bạn.

bsvyvn-ung-thu-phoi-banner-001

1. Bài tập thở 

Đa phần bệnh nhân mắc ung thư Phổi việc thở sẽ trở nên khó khăn, vì vậy việc phục hồi nhịp thở có thể giúp cải thiện sức bền, giúp cho các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân dễ dàng hơn.

Thở bằng cơ hoành

Bài tập được gọi là “thở cơ hoành bằng cách mím môi.” Cơ hoành là một cơ hình vòm ngăn cách khoang ngực và khoang bụng. Việc thở bằng cơ hoành giúp củng cố sức mạnh cơ hoành cũng như cơ bụng. Giúp nhiều không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi hơn mà cơ ngực sẽ ít mệt mỏi hơn. Bài tập này cũng có thể giúp bạn điều hòa nhịp thở nếu bạn bị hụt hơi trong khi hoạt động. Để thử thở bằng cơ hoành, hãy làm theo các bước sau:

  • Ngồi hoặc đứng thẳng, đặt tay lên bụng.
  • Hít vào bằng mũi hết làn hơi của bạn, đẩy nhẹ bụng ra ngoài. Bàn tay đặt trên bụng của bạn di chuyển theo,  việc này giúp cơ hoành hạ thấp, làm tăng dung tích phổi.  Ngưng 1 chút.
  • Thở ra từ từ bằng cách chúm môi (mím môi), đồng thời nhẹ nhàng đẩy bụng vào trong và đặt bàn tay trên bụng để giúp làm trống hoàn toàn phổi. Chân tay thả lỏng, thời gian thở ra nên gấp 2 lần thời gian hít thở vào.
  • Tập thở sâu, lặp lại bài tập nhiều lần trong ngày. Nên giữ tâm thế thoải mái, tăng dần thời gian tập qua mỗi ngày, không nên ép bản thân tập quá sức.

2.Bài tập kéo giãn

Tập giãn cơ

  • Giãn cơ ngực:

Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay duỗi thẳng ra đằng sau lưng, hai bàn tay đan vào nhau, đặt gần mông.

Bước 2: Ưỡn ngực lên 1 chút, thẳng lưng, giữ xương bả vai thẳng. Từ từ đẩy 2 tay ở sau lên cao cho tới khi bạn cảm thấy ngực đang căng ra.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 20-30 giây sau đó thả lỏng.

  • Giãn cơ bụng: 

 Bước 1: nằm sấp xuống thảm tập, mặt hướng xuống dưới, tay đặt nhẹ nhàng trên thảm.

Bước 2: giữ nửa thân người dưới cố định trên thảm, từ từ ưỡn phần trên cơ thể lên, ngẩng cao đầu. Nửa thân trên tạo thành hình vòng cung.

Bước 3: giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng. Lặp lại động tác.

  • Giãn cơ mông

Bước 1: ngồi thẳng lưng trên sàn, đầu gối gập, hai bàn chân đặt trên sàn và 2 tay đưa ra sau. Hai tay đặt hơi rộng qua 2 bên.

Bước 2: nâng chân phải và đặt chéo trên đùi trái trong khi vẫn gập đầu gối trái và chân trái vẫn giữ cố định.

Bước 3: từ từ kéo cả hai chân về bụng để căng mông.

Bước 4: giữ tư thế khoảng 30 giây rồi lặp lại sau đó đổi chân.

  • Giãn cơ lưng dưới

Bước 1: nằm ngửa trên thảm, 2 đầu gối gập sát thân người. Hai tay vòng qua, giữ đầu gối về phía ngực.

Bước 2: giữ nguyên động tác này trong 30 giây sau đó từ từ thả lỏng cơ thể về ban đầu.

Lặp lại động tác bạn sẽ cảm nhận được sự căng cơ lưng dưới.

  • Giãn cơ hông

Bước 1: đứng thẳng, 2 tay đặt 2 bên hông.

Bước 2: chân phải bước lên 1 bước nhỏ. Hơi chùng đầu gối chân phải nhưng vẫn đảm bảo sao cho đầu gối phải không vượt quá các ngón chân phải.

Bước 3: giữ tư thế 30 giây. Lặp lại và đổi bên.

Kéo giãn làm tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ thể, cải thiện độ đàn hồi và giúp cơ thể tự phục hồi. Các bài tập kéo căng phần thân trên hàng ngày giúp mở rộng khoang ngực và tăng dung tích phổi. giúp thở sâu hơn và giúp giảm khó thở.

Kéo giãn nhẹ các bộ phận khác của cơ thể có thể cải thiện phạm vi chuyển động của bạn và giảm độ cứng của cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi xạ trị, có thể gây căng cơ. Căng da cũng có thể phá vỡ mô sẹo do phẫu thuật gây ra.

Ngoài ra, kéo căng có thể giúp cải thiện tư thế của bạn. ngồi trong thời gian dài có thể khiến vai của bạn tròn về phía trước, làm giảm dung tích phổi. Kéo căng cơ thể cũng là một cách để kiểm soát căng thẳng và lo lắng khi sống chung với bệnh ung thư phổi. Điều quan trọng là phải căng cơ thường xuyên, để bạn có thể dần dần cải thiện và duy trì phạm vi chuyển động cũng như tính linh hoạt của cơ thể.

 3.Bài tập aerobic

Tập thể dục nhịp điệu hàng ngày là một cách tuyệt vời để người bị ung thư phổi nâng cao thể lực, giúp tim khỏe mạnh và tăng oxi trong máu. Ví dụ về tập thể dục nhịp điệu bao gồm đi bộ, khiêu vũ hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn thích làm tăng nhịp tim của bạn.

 

Tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần, đây là khuyến nghị tương tự đối với những người trưởng thành khỏe mạnh. Cần có thời gian để cải thiện mức độ thể chất của bạn, vì vậy hãy tăng thời gian tập luyện từ từ, đặt mục tiêu và lắng nghe cơ thể của bạn. Lúc đầu, bạn có thể nhanh chóng mệt mỏi và chỉ có thể tập thể dục trong một thời gian ngắn nên bạn nên kiên trì kéo dài.

Sau bài viết trên, mong bạn có cái nhìn tích cực hơn và dành thời gian tập luyện để bản thân có sức khỏe chống chọi với bệnh. 

Điều trị Ung thư Phổi ở đâu tại Tp. Hồ Chí Minh?

Tại Phòng khám Chuyên Điều Trị Ung thư Phổi được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị Ung thư Phổi. Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thanh Vỹ là chuyên gia đầu ngành với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng các bác sĩ cộng sự có chuyên môn cao. Cam kết phục vụ từ tâm- tử tế và khắc phục tối đa tình trạng bệnh trong phạm vi có thể, đồng hành cùng bệnh nhân ung thư.

Liên hệ

Facebook: fb.com/phongkhamphoisaigon
Điện thoại: 0912 69 0101 – 0912 59 0101
Địa chỉ: 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM
bs trần thành vỹ

TS-BS TRẦN THANH VỸ