Hóa trị là phương pháp điều trị quen thuộc với bệnh nhân ung thư. Vậy quá trình hóa trị là như thế nào và có tác dụng ra sao, bác sĩ Vỹ sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây.
1. Hóa trị là gì?
Hóa trị là phương pháp chính trong điều trị ung thư, có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn của bệnh. Vì các tế bào ung thư thường phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh, nên khi hóa trị sử dụng thuốc hóa học nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng trong cơ thể.
2. Ưu điểm và nhược điểm của hóa trị?
– Ưu điểm:
+ Ở các bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn sớm tiến hành hóa trị có thể chữa khỏi hoàn toàn.
+ Ở giai đoạn muộn, hóa trị làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
– Nhược điểm: Khi đưa thuốc vào cơ thể, các loại thuốc không thể phân biệt giữa các tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư. Tùy vào các loại thuốc khác nhau sẽ có một số tác dụng phụ khác nhau không mong muốn như:
- Buồn nôn, nôn (ói)
- Rụng tóc
- Da khô, xạm, nứt nẻ ở lớp biểu bì
- Móng yếu, có thể bị đen
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Ù tai
- Thiếu máu
- Nhiễm trùng
- Có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số bệnh nhân
Tùy vào cơ địa của bệnh nhân, tác dụng phụ có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài hàng năm. Tuy nhiên, các bác sĩ đã đánh giá cân nhắc các loại thuốc trước khi sử dụng, lợi ích hơn rất nhiều các tác dụng phụ.
3. Các nhóm chất được sử dụng trong hóa trị liệu
Hóa trị qua các đường uống, chích, truyền gồm các nhóm chất sau:
- Tác nhân alkyl hóa: Phá hủy DNA các tế bào ung thư.
- Chất chống chuyển hóa: gây ức chế sự trao đổi chất các tế bào ung thư, nhằm tiêu diệt chúng.
- Alkaloid thực vật: Những chất này ngăn không cho tế bào phát triển và phân chia.
- Thuốc kháng sinh chống khối u : Những chất này ngăn không cho các tế bào sinh sản. Chúng khác với thuốc kháng sinh mà mọi người sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng.
Thời gian quá trình hóa trị diễn ra dựa trên các yếu tố sau:
- Loại bệnh ung thư.
- Mục tiêu của điều trị: điều trị triệt để, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư hay giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân hoặc điều trị bổ trợ nhằm hạn chế tái phát và di căn sau phương pháp phẫu thuật, xạ trị,…
- Thể trạng sức khỏe của bệnh nhân.
4. Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân trong và sau quá trình hóa trị
- Nên động viên, khích lệ tinh thần bệnh nhân để bệnh nhân giảm bớt sự mệt mỏi, có động lực chiến đấu với bệnh tật.
- Khi hóa trị, vì tác dụng phụ dễ làm bệnh nhân chán ăn. Nên chia nhỏ bữa để giữ cho bệnh nhân ăn uống đủ chất, có thể uống sữa, sinh tố và ăn những thứ mát như trà atiso, trà hoa cúc,… để mau hồi phục. Bệnh nhân hóa trị nên bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều các loại thịt, cá, tôm, rau xanh, hoa quả và uống sữa ít béo.
- Ăn chín uống sôi, không nên ăn các thức ăn sống.
- Bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và trước khi ngủ.
- Hạn chế bị trầy xước da, khi bị trầy xước cần vệ sinh sạch bằng nước ấm và sát khuẩn.
- Hóa trị có thể gây viêm, loét miệng do đó bệnh nhân nên sử dụng bàn chải mềm để đánh răng hoặc sử dụng nước súc họng, nước muối để làm sạch miệng.
- Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích.
Hy vọng những thông tin trên đây về hóa trị trong ung thư sẽ giúp bệnh nhân và người nhà có thêm kiến thức nhằm phục vụ cho quá trình điều trị bệnh. Bác sĩ Vỹ luôn nằm trong Top các bác sĩ đầu ngành Khoa Ung bướu, điều trị ung thư.
Điều trị Ung thư Phổi ở đâu tại Tp. Hồ Chí Minh?
Tại Phòng khám Chuyên Điều Trị Ung thư Phổi được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị Ung thư Phổi. Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thanh Vỹ là chuyên gia đầu ngành với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng các bác sĩ cộng sự có chuyên môn cao. Cam kết phục vụ từ tâm- tử tế và khắc phục tối đa tình trạng bệnh trong phạm vi có thể, đồng hành cùng bệnh nhân ung thư.
Liên hệ
Điện thoại: 0912 69 0101 – 0912 59 0101
Địa chỉ: 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM