Chưa có chứng minh cụ thể nào cho thấy bất kỳ chế độ ăn uống nào phù hợp cho người mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, việc ăn uống khoa học, lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của cơ thể, giúp cho người bệnh có nhiều năng lượng, đem lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, khoảng 45% đến 69% người bị ung thư phổi bị suy dinh dưỡng, có liên quan đến việc giảm chất lượng cuộc sống, tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tỷ lệ sống sót ngắn hơn, nên ta rất cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì trạng thái cân nặng cho bệnh nhân. Vậy chế độ ăn thế nào là phù hợp?
Nhìn chung, nhu cầu chất dinh dưỡng mỗi ngày đối với những người bị ung thư phổi có thể dao động từ 25 đến 30 calo cho mỗi kg trọng lượng cơ thể và 1 đến 1,5 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Bình thường, cơ thể luôn cần một lượng protein để sửa chữa tế bào và mô trong cơ thể. Ngoài ra, protein còn là thành phần cấu tạo nên hệ thống miễn dịch cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, đối với những người ung thư phổi thì đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu. Và cũng chính lượng protein này cũng sẽ giúp ích cho việc cải thiện tình trạng thiếu máu được tốt hơn.
Một số thực phẩm chứa nhiều protein như:
– Gà
– Cá
– Trứng
– Các loại đậu
Ung thư phổi nên ăn nhiều trái cây và các loại rau củ. Bên trong các loại rau củ và trái cây có chứa một lượng chất dinh dưỡng đa dạng và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa sự tổn thương và phá hủy các tổ chức mô trong cơ thể.
Lê và Táo
Bên trong Lê và Táo có chứa một chất tên là Phytochemical thường gọi là Phloretin. Đây là một chất hoạt động chống khối u, giảm quá trình xơ hóa ở phổi.
Trà xanh
Các chất trong trà xanh như Theaflavin và Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) góp phần làm tăng tác dụng của thuốc điều trị ung thư phổi. Ngoài ra, trà xanh còn có vai trò trong việc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi.
Tuy nhiên, hầu hết các loại trà xanh đều có chứa caffeine. Chính vì vậy, cần cân nhắc hỏi ý kiến từ bác sĩ trước, đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng.
Gừng
Gừng có chứa hợp chất 6-shogaol giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi. Điển hình là việc làm giảm nguy cơ di căn ung thư và giúp giảm buồn nôn do hóa trị.
Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn nhiều dâu
Trong các loại dâu có chứa một dạng anthocyanidin thường gọi là delphinidin. Đây là một hoạt chất giúp ức chế sự phát triển của khối u, hạn chế khả năng khối u tân sinh mạch máu và gây phá hủy tế bào giữa các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, chính hoạt chất này còn giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Qua đó cũng có thể giảm các tỷ lệ tử vong một cách đáng kể.
Cà rốt
Cà rốt là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời với chất phytochemical được gọi là axit chlorogenic. Chính axit này giúp phá vỡ con đường tín hiệu trong ung thư phổi, giúp hạn chế khối u phát triển và xâm lấn các mô.
Cà chua
Bên trong các loại cà chua cũng như nước sốt của nó thì có chứa Lycopene. Đây là một hợp chất cản trở quá trình phân chia tế bào và lây lan của ung thư phổi. Ngoài ra, Lycopene còn có đặc tính chống viêm giúp giảm sự phát triển và tiến triển của ung thư phổi.
Cải xoong
Cải xoong là một nguồn bổ sung tuyệt vời của Isothiocyanates. Một hợp chất không chỉ ức chế quá trình phân chia tế bào ung thư để ức chế sự phát triển của khối u mà còn giúp tăng cường tác dụng của xạ trị trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc là một nguồn cung cấp giàu Carbohydrate để giúp cơ thể duy trì năng lượng. Đặc biệt là với các loại ngũ cốc nguyên hạt thì còn cung cấp thêm một lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua đó, các chất này giúp kích thích bộ não sản sinh Serotonin giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu và giúp cho cơ thể có được một kết quả điều trị ung thư phổi được tốt hơn.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến như:
– Lúa mạch
– Yến mạch
– Gạo lứt
– Ngô (Bắp)
Ung thư phổi cần tránh ăn gì?
Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng, tránh ăn những thực phẩm gì cũng là vấn đề người mắc bệnh ung thư phổi rất quan tâm. Nếu người bệnh có một chế độ dinh dưỡng tốt thì sẽ phần nào giảm đi một số triệu chứng phụ như buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, mất nước do điều trị gây nên.
Tránh đồ ăn nguội
Các loại món ăn như thịt nguội, xúc xích khô Ý làm sẵn có thể mang vi khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khá phổ biến.
Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đây là loại thực phẩm phải hạn chế tuyệt đối cho những bệnh nhân ung thư phổi. Việc sử dụng các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ thường xuyên tạo cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, qua đó ảnh hưởng xấu đến tiến trình điều trị bệnh.
Tránh sử dụng các loại thức ăn sống hoặc các loài có vỏ chưa nấu chín
Điển hình nhất là Sushi, Sashimi, cá hồi ngâm muối có thể chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Còn đối với các loài có vỏ chưa nấu chín thì có thể mang mầm bệnh virus Viêm gan A. Ngoài ra, một số loại cá ngay cả khi được nấu chín nhưng cũng có thể chứa một hàm lượng thủy ngân rất cao sẽ gây nguy hại cho sức khỏe cho bệnh nhân ung thư phổi.
Tránh sử dụng sữa, mật ong thô và các sản phẩm chưa tiệt trùng
Đây là một nguồn chứa thuận lợi để phát triển cho các vi khuẩn có hại cho đường ruột bao gồm E. coli, Listeria và Salmonella.
Tránh sử dụng các loại rau mầm sống
Nơi mầm phát triển của bông cải xanh, củ cải sẽ tạo môi trường ẩm ướt, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển.
Các mẹo về chế độ ăn cho người ung thư phổi
Thông thường, những người bị ung thư phổi khi điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị sẽ thường phải chịu một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra như buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, mất nước. Vậy làm thế nào để có thể cải thiện được một số tác dụng phụ trên được hiệu quả?
Khi buồn nôn
Nên chia 3 bữa ăn chính của người bệnh thành nhiều bữa nhỏ. Tránh các thức ăn có mùi nồng gây cảm giác buồn nôn mà thay vào đó hãy chọn thức ăn nhạt, ít chất béo.
Khi bị giảm cảm giác ngon miệng
Có thể cho bệnh nhân sử dụng một số loại thức ăn nhẹ khoảng 4-6 lần một ngày. Đồng thời cũng có thể bổ sung thực phẩm giàu calo vào các bữa ăn của người bệnh. Ví dụ như bơ đậu phộng, dầu ô liu, pho mát… Những thứ này sẽ có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho bệnh nhân chỉ với một khối lượng nhỏ thức ăn.
Bị sụt cân
Cách giải quyết tối ưu nhất chính là tăng cường bổ sung năng lượng cho cơ thể. Có thể chia các bữa ăn nhỏ như trên thường xuyên hơn, nhiều lần hơn trong ngày. Đồng thời cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, cá vào trong các khẩu phần ăn chia nhỏ đó cho bệnh nhân ung thư phổi.
Khi mệt mỏi
Chuẩn bị các thức ăn đã được làm sẵn từ trước bỏ vào tủ lạnh rồi sau đó chỉ cần lấy ra hâm nóng lại và ăn. Ngoài ra, có thể tích trữ các thanh socola, các loại hạt, pho mát, bơ đậu phộng để có được nguồn năng lượng mạnh nạp vào cơ thể ngay lập tức.
Khi bị mất nước
Cố gắng cho người bệnh uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nếu cơ thể không thể uống được các loại nước tinh khiết thì thay thế bằng các loại nước uống bù điện giải. Nước trái cây hoặc sữa là một trong số loại thích hợp.
Chúng ta cần biết là không một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi hay điều trị ung thư phổi. Nhưng nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ giúp nâng cao sức khỏe hơn. Từ đó giúp cho chúng ta luôn khỏe mạnh để kết quả điều trị được cải thiện tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn, Nếu bạn có thắc mắc về bệnh, vui lòng đặt câu hỏi tại mục chat trực tiếp với bác sĩ phía dưới.
Điều trị Ung thư Phổi ở đâu tại Tp. Hồ Chí Minh?
Tại Phòng khám Chuyên Điều Trị Ung thư Phổi được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị Ung thư Phổi. Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thanh Vỹ là chuyên gia đầu ngành với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng các bác sĩ cộng sự có chuyên môn cao. Cam kết phục vụ từ tâm- tử tế và khắc phục tối đa tình trạng bệnh trong phạm vi có thể, đồng hành cùng bệnh nhân ung thư.
Liên hệ
Điện thoại: 0912 69 0101 – 0912 59 0101
Địa chỉ: 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM