Theo nghiên cứu tại Mỹ và Châu Âu cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2-3 trẻ bị biến dạng lồng ngực.
Đây là một loại dị tật bẩm sinh với khoảng 30% do di truyền và có tỉ lệ nam/ nữ là 3:1.
Lõm ngực bẩm sinh có tỉ lệ mắc bệnh không cao nhưng là một bệnh có tỉ lệ biến chứng cao, nếu không điều trị kịp thời bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.
1.Khái quát về bệnh lý lõm ngực:
Những đặc trưng chủ yếu của lõm ngực là xương ức và sụn sườn kế cận bị lệch vào bên trong lồng ngực. Lõm ngực là dị dạng thành ngực phổ biến nhất
2.Nguyên nhân và sinh lý của bệnh lõm ngực
Hiện tại, nguyên nhân của lõm ngực vẫn chưa được xác định, tuy nhiên theo nghiên cứu của bác sĩ Trần Thanh Vỹ điều trị 53 bệnh nhân lõm ngực năm 2011, có 3 trường hợp trong gia đình có người cùng bị lõm ngực và 2 trường hợp hội chứng Marfan.
3.Những ảnh hưởng của bệnh lõm ngực
Lõm ngực xuất hiện từ khi trẻ sinh ra và biểu hiện rõ hơn trong giai đoạn tuổi dậy thì. Khi trẻ bị lõm ngực nhẹ, chức năng tim – phổi chưa ảnh hưởng do dự trữ tim phổi lớn.
Tuy nhiên, nếu lõm ngực nặng có chèn ép tim – phổi, khi đó chức năng tim – phổi sẽ bị ảnh hưởng. Những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lõm ngực chủ yếu biểu hiện ở hai chức năng quan trọng: chức năng tim mạch và chức năng hô hấp.
Biểu hiện lâm sàng Bệnh thường gặp ở trẻ ngay từ lúc mới sinh ra đến khi một tuổi, tiến triển của bệnh thường chậm và theo quá trình lớn lên của trẻ. Trẻ nhỏ lõm ngực thường không có triệu chứng rõ ràng do dự trữ tim phổi lớn, thành ngực mềm mại và đàn hồi. Tuy nhiên khi trẻ vào tuổi dậy thì, sự biến dạng thành ngực trở nên nặng hơn do xương và sụn cứng, thành ngực đàn hồi kém nên sức bù tim phổi ít đi. Vì vậy, trẻ không đuổi kịp bạn bè cùng trang lứa khi chơi thể thao có tính cạnh tranh.
- Triệu chứng lâm sàng thường có những biểu hiện thường gặp như:
+ Mệt mỏi, hồi hộp.
+ Đau vùng trước ngực, đau tức khi ăn uống.
+ Thở nhanh nông khi làm việc.
+ Nhiễm trùng hô hấp kéo dài, nếu diễn tiến thường xuyên có thể đưa đến hen phế quản, bệnh nhân thấy khó thở đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể thao.
+ Dáng điển hình của lõm ngực là : bệnh nhân gầy , có thể vẹo cột sống, ngực lép, hai vai rộng và nhô về phía trước, bụng có thể nhô lên, vùng ngực lõm có thể nằm cân đối giữa ngực hoặc lệch hẳn về một bên.
+ Hình thái của hố lõm ngực thường được chia làm 2 dạng:
- Dạng chén: hố lõm hẹp và sâu
- Dạng dĩa: hố lõm nông và rộng (tương ứng với dạng ngực dẹt). Ngoài ra còn có dạng kết hợp ngực vừa lồi – vừa lõm.
- Nhịp tim nhanh, đôi khi nghe tim có âm thổi, vị trí tim có thể lệch hẳn về bên trái khi bệnh nhân lõm ngực nặng có chèn ép tim. – Nghe phổi âm phế bào bình thường hoặc ran ẩm hay ran nổ khi có biến chứng viêm phế quản, hoặc ran ngáy hay ran rít khi bệnh nhân có hen phế quản kèm theo.
4.Cách chẩn đoán chính xác bệnh lõm ngực
- X-Quang ngực: đánh giá tình trạng nhu mô phổi, tim có khả năng lệch về bên trái, có vẹo cột sống hay không.
- Chụp cắt lớp điện toán: Chụp cắt lớp điện toán là phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh lõm ngực, giúp chẩn đoán chính xác một số tổn thương kết hợp sau:
+ Đánh giá mức độ chèn ép tim và sự di lệch của tim.
+ Đánh giá chèn ép phổi và xẹp phổi.
+ Đánh giá chính xác sự mất cân xứng trong lồng ngực, xoắn vặn của xương ức và sự cốt hóa của các sụn sườn. Thông tin đo được trên hình ảnh chụp cắt lớp điện toán có ý nghĩa quan trọng đối với phẫu thuật viên khi lựa chọn phương pháp điều trị có kết quả tốt nhất.
+ Haller CT Index (HI): là tỉ số giữa đường kính ngang và đường kính trước sau ngắn nhất tại nơi lõm nhất.
HI ≤ 2,56 : bình thường.
2,56 < HI ≤ 3,25 : lõm ngực nhẹ.
HI > 3,25 : lõm ngực nặng.
+ Chỉ số đối xứng biểu hiện bằng tỉ lệ R/L x 100 giữa đường kính trước sau lớn nhất bên phải / đường kính trước sau lớn nhất bên trái x 100.
+ Chỉ số tạo hình lồng ngực bằng tỉ lệ T/R giữa đường kính ngang và đường kính trước sau lớn nhất bên phải.
- Siêu âm tim:
Siêu âm tim giúp đánh giá cung lượng tim, chức năng hai thất và sự hẹp đường ra của thất, đặc biệt thất phải như: chèn ép thất phải; sa van hai lá 25 cũng có thể kèm theo, hoặc bệnh nhân lõm ngực kèm những bệnh rối loạn mô liên kết (hội chứng Marfan)
5.Khi nào cần mổ lõm ngực
Tất cả những bệnh nhân lõm ngực có ít nhất hai trong các tiêu chuẩn sau đây
– HI > 3,25.
– Lõm ngực đang tiến triển kết hợp triệu chứng đi kèm.
– Hạn chế về hô hấp khi vận động, tắc nghẽn hô hấp kéo dài.
– Chèn ép tim, tim bị lệch tạo nên âm thổi bất thường, sa van 2 lá, dẫn truyền bất thường trên siêu âm và điện tâm đồ
– Tâm lý – thẩm mỹ.
6.Hiện tại bác sĩ thường phẫu thuật lõm ngực bằng phương pháp nào?
=> Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu của Nuss:
Sau khi chọn lựa bệnh nhân đáp ứng đầy đủ những điều kiện cho phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê nội khí quản, giảm đau ngoài màng cứng hay đường tĩnh mạch.
Thực hiện 2 đường rạch da nhỏ 2 cm ở đường nách giữa hoặc nách trước hai bên thành ngực để đưa thanh nâng ngực cong bằng thép cứng vào sau xương ức.
Bên cạnh đó rạch một lỗ nhỏ (thường bên phải) đặt camera vào quan sát trực tiếp khi tạo đường hầm sau xương ức.
Sau khi đặt thanh nâng kim loại, tiến hành xoay thanh để nâng phần ngực bị lõm lên.
Cố định thanh bằng dụng cụ hoặc khâu chỉ thép. Thanh kim loại được đặt trong lồng ngực từ 2-4 năm, sau đó sẽ được rút ra.
Đây là những điều cần biết về dị tật lõm ngực, bác sĩ Trần Thanh Vỹ là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực phẫu thuật lõm ngực tại Việt Nam.
Nếu bạn có thắc mắc về bệnh, vui lòng đặt câu hỏi tại mục chat trực tiếp với bác sĩ phía dưới.
Đặt lịch hẹn khám: 0987954545 – 0987950505
Địa chỉ: 606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh