Ung thư tuyến giáp là tình trạng khối u ác tính hình thành từ các tế bào trong tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp là loại ung thư khá phổ biến và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam. Bài viết sau đề cập đến các vấn đề tổng quan về bệnh ung thư tuyến giáp.

Các dấu hiệu ung thư tuyến giáp là gì?

  • Có khối u phát triển nhanh trong tuyến giáp
  • Khó thở và khó nuốt, đau cổ
  • Giọng khàn nhiều
  • Ho rải rác kéo dài

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có khả năng là do điều kiện di truyền và các yếu tố nguy cơ hoặc một số thay đổi nhất định ADN của một người dẫn đến tế bào tuyến giáp trở thành ung thư. Dù vậy, nguyên nhân chính xác của bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể.

Các loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp gồm các loại chính sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú : chiếm tỷ lệ khoảng 80% các loại ung thư tuyến giáp và có tiên lượng khả quan nhất.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm 10% các loại ung thư tuyến giáp, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 50 và vùng thiếu iod, có tiên lượng khá tốt.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm tỷ lệ khoảng 5% các loại ung thư tuyến giáp, có thể do di truyền.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Chiếm tỷ lệ dưới 5% và thường có tiên lượng xấu.

tong quan ve benh ung thu tuyen giap

Người có nguy cơ ung thư tuyến giáp

Những yếu tố nguy cơ gồm:

  • Nữ giới dễ bị hơn nam giới ( tỷ lệ 3:1 )
  • Người sử dụng quá thừa hoặc quá thiếu iod
  • Người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh tuyến giáp.
  • Một số do yếu tố di truyền như ung thư tuyến giáp thể tủy.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Việc chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm:

  1. Khám lâm sàng: Bác sĩ thăm khám vùng cổ và hỏi về tiền sử bệnh của người bệnh và gia đình.
  2. Bác sỹ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
  • Siêu âm tuyến giáp và hạch vùng cổ: Phát hiện và đánh giá vị trí, kích thước, tính chất, số lượng khối u tuyến giáp, hạch vùng cổ.
  • Sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ: Kim được đưa vào khối u trong tuyến giáp với sự hướng dẫn của máy siêu âm để lấy một số tế bào và sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.
  • Chụp CT và MRI vùng cổ: Chỉ định này có thể được thực hiện nhằm đánh giá kỹ hơn mức độ xâm lấn của u tuyến giáp và hạch với các cơ quan lân cận.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

  • Phẫu thuật
    Ung thư tuyến giáp thường được chỉ định đều trị bằng phẫu thuật. Bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy vào kích thước, vị trí, tình trạng di căn của khối u…
  • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ
    Được thực hiện sau phẫu thuật, nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Iốt phóng xạ cũng có thể được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp tái phát nếu có sự lây lan sang các vùng khác của cơ thể.
  • Điều trị nội tiết tố
    Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi phẫu thuật hoặc sau khi được điều trị i-ốt phóng xạ, sẽ được chỉ định bổ sung thuốc hormone tuyến giáp hàng ngày để tăng cường hiệu quả hoạt động của tuyến giáp.

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Để phòng ngừa ung thư tuyến giáp, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như tia bức xạ, quan tâm chế độ dinh dưỡng để không thiếu hoặc thừa iod và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường của tuyến giáp.

Khám chữa trị ung thư tuyến giáp ở đâu?

Cần khám và tư vấn về việc điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể đến tại Phòng khám Chuyên Khoa Bướu Cổ Sài Gòn. số606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM. TS BS Trần Thanh Vỹ sẽ trực tiếp thăm khám, siêu âm tuyến giáp, chỉ định xét nghiệm cần thiết và dựa vào kết quả đó để tư vấn việc chữa trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.